Cắm cục sạc liên tục vào ổ điện có sao không?
Dù không sạc nhưng vẫn tốn điện
Sạc pin được thiết kế hoạt động theo nguyên lý của máy biến áp: biến điện áp cao thành điện áp thấp, đổi dòng từ xoay chiều qua một chiều để nạp cho điện thoại.
Cấu tạo của sạc pin bao gồm 2 bộ phận chính là sơ cấp và thứ cấp: Sơ cấp nối với dòng điện vào, thứ cấp nối với dòng điện ra, do đó cho dù mạch ra có kín hay không (nghĩa là có sạc hay không) thì mạch vào luôn kín nếu được cắm điện.
Cắm sạc mà không sạc có tốn điện không? Theo nguyên lý trên, cho dù bạn không sạc điện thoại thì vẫn tiêu thụ điện năng và tốn điện, dù mức tiêu hao không nhiều như khi bạn đang sạc điện thoại.
Theo tính toán, một gia đình cơ bản (gồm nhiều thế hệ) sẽ tiết kiệm được gần 900.000 đồng/năm nếu đảm bảo bộ sạc được rút ra khỏi ổ điện khi không có nhu cầu sử dụng.
Đọc thêm: Bật mí cách tạo hiệu ứng sạc pin đẹp dễ thương cho Smartphone
Dễ dẫn đến rủi ro khi cắm sạc điện thoại liên tục
Thực tế cho thấy, bạn sẽ nghĩ rằng: việc tiết kiệm được một khoản tiền cũng không thể sánh được sự tiện lợi của việc cắm củ sạc liên tục và sạc pin bất cứ khi nào bạn có nhu cầu. Tuy nhiên việc bạn cắm sạc liên tục vào ổ điện sẽ khiến cục sạc bị lão hóa, trở thành hiểm họa dễ dẫn đến rủi ro cháy nổ, điều này đã được các chuyên gia cảnh báo.
Đặc biệt với những nhà có trẻ nhỏ, bọn trẻ có thể làm ướt đầu sạc hay ngậm vào chuôi sạc, rất có thể dẫn tới những tai nạn đáng tiếc không mong muốn xảy ra. Lúc này, bạn hãy nhớ đến nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra mà nguyên nhân xuất phát chính từ bộ sạc điện thoại.
Bảo vệ môi trường
Ngoài việc đảm bảo an toàn và lợi ích cho bản thân, hãy suy nghĩ cho những tác động môi trường của việc cắm sạc ở ổ điện một chỗ mỗi ngày, hàng ngàn bộ sạc được cắm liên tục mỗi năm làm lãng phí hàng triệu KWh mỗi năm, mỗi KWh lại tương đương với một lượng khí CO2 thải vào môi trường mỗi năm, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống xung quanh bạn.
Vì vậy lời khuyên mà chúng tôi muốn gửi đến bạn: Hãy xây dựng thói quen rút phích cắm bộ sạc khi không sử dụng!
Để dễ dàng và tiện lợi hơn, bạn có thể lựa chọn những ổ điện có công tắc để tắt khi không sử dụng.
Đọc thêm: Một số sai lầm khi sạc pin điện thoại có thể gây cháy nổ mà có thể bạn chưa biết
Cách sạc pin đúng cách
Không nên sạc điện thoại qua đêm
Việc sạc pin điện thoại xuyên đêm dễ gây hại cho pin, chưa kể đến những rủi ro cháy nổ trong lúc ngủ. Vì vậy hãy từ bỏ thói quen sạc điện thoại qua đêm.
Không để máy sập nguồn mới sạc pin
Nếu muốn duy trì độ bền và tuổi thọ của pin, hãy cố gắng tránh để xảy ra trường hợp máy sập nguồn rồi mới đi sạc pin, hãy cố gắng sạc pin khi máy có thông báo yêu cầu sạc.
Không nên vừa sạc vừa sử dụng
Có lẽ bạn đã nghe quá nhiều thông tin về những vụ việc tai nạn cháy nổ do vừa sạc vừa sử dụng điện thoại, tuy nhiên lời khuyên thì không bao giờ thừa, đừng vì sự tiện lợi nhất thời mà để xảy ra những sự việc đáng tiếc.
Sử dụng bộ sạc chính hãng
Đừng tiếc tiền để đầu tư cho một chiếc sạc chính hãng chất lượng, vừa đảm bảo an toàn vừa mang lại hiệu quả sạc pin, vì vậy hãy trang bị cho dế yêu của mình một chiếc sạc chính hãng, phù hợp với điện thoại của mình.
Đặt điện thoại ở nơi mát mẻ khi sạc pin
Không nên sạc pin ở những nơi có nhiệt độ cao, tránh ánh nắng trực tiếp vì khi sạc, điện thoại sẽ tỏa nhiệt, do đó nếu đặt điện thoại ở nơi có nhiệt độ cao, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng pin. Hoặc bạn cũng có thể cởi bỏ ốp lưng khi sạc để giúp máy tỏa nhiệt tốt hơn.
Sạc pin nhiều lần trong ngày
Bạn có thể sạc pin bất cứ khi nào bạn rảnh, kể cả khi chỉ có vài phút để sạc cũng không sao, điều này cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng của pin.
Một số mẹo tiết kiệm pin
– Tắt Bluetooth, wifi, 3G, định vị khi không có nhu cầu sử dụng, vì chúng tiêu hao rất nhiều pin
– Cài đặt độ sáng màn hình hợp lý. Thông thường bạn chỉ cần đặt mức trung bình trở xuống hoặc chế độ auto, điện thoại sẽ tự động điều chỉnh ánh sáng phù hợp.
– Để tự động khóa màn hình sau 30s – 1 phút.
– Tắt các ứng dụng chạy ngầm khi không sử dụng như game, web, ứng dụng.
…